1. HÓC DỊ VẬT là nguyên nhân hàng đầu gây thương tích và TỬ VONG ở trẻ em dưới 4 tuổi.

  • Điều quan trọng là cha mẹ, người chăm sóc và bất kỳ ai tương tác với trẻ nhỏ phải hiểu những rủi ro cũng như biết cách phòng ngừa và ứng phó với các sự cố hóc nghẹn.

2. PHÒNG NGỪA là chìa khóa khi bị hóc dị vật : 

• Trẻ còn quá nhỏ, không phân biệt được đồ vật với thức ăn nên thường có thói quen cho những vật nhỏ vào miệng.

• Trẻ bị hóc do ăn các thực phẩm như xương cá, xương gà, các loại hạt cứng, quả có hạt như nhãn, vải, chôm chôm,…

• Trẻ nhỏ thường thích ăn thạch rau câu, đây là loại thực phẩm mềm, trơn, dễ bị trôi tuột vào cổ họng khi chưa kịp nhai.

• Trẻ vừa ăn vừa chơi, khóc, dẫn đến bị sặc, hóc thức ăn.

Cha mẹ và người chăm sóc phải luôn giám sát trẻ nhỏ khi chúng ăn hoặc chơi với các đồ vật nhỏ. Điều quan trọng nữa là để các đồ vật nhỏ xa tầm với và cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ trước khi đưa cho trẻ nhỏ.

3. Việc CHẨN ĐOÁN SỚM tình trạng trẻ bị nghẹt đường thở hóc dị vật là vô cùng quan trọng:

• Bố mẹ cần cần nghĩ tới dị vật đường thở khi trẻ đang chơi, đang ăn đột nhiên có CÁC BIỂU HIỆN như: ho, sặc sụa, tím tái, khó thở, ngạt thở, trợn mắt, có thể cố ho, khạc để tống dị vật ra ngoài.

4. NHỮNG SAI LẦM thường gặp trong sơ cứu hóc dị vật: 

• Cho tay hoặc các vật khác vào miệng trẻ để móc dị vật ra: Việc làm này có thể gây nguy hiểm cho trẻ, bởi dị vật có thể xuống sâu hơn, nếu dùng vật khác móc dị vật ra có thể làm dị vật xuống sâu hơn, hoặc gây xước niêm mạc họng.

• Vuốt xuôi ngực: Mỗi khi trẻ sặc hay nghẹn, nhiều người thường vuốt ngực cho trẻ, tuy nhiên đây là cách làm sai vì có thể làm dị vật chui sâu hơn vào đường thở.

• Sử dụng một số mẹo dân gian như: cho trẻ nuốt cơm, hoa quả,… điều này có thể khiến trình trạng hóc dị vật trở nên nghiêm trọng hơn.

5. Trong trường hợp xảy ra sự cố, điều quan trọng là phải HÀNH ĐỘNG NHANH:

• Nếu trẻ ho, khuyến khích trẻ tiếp tục ho cho đến khi dị vật được tống ra ngoài.

• Tuy nhiên, nếu trẻ không thể ho hoặc nói, bạn nên ngay lập tức gọi cấp cứu và thực hiện thủ thuật Heimlich, đây là một kỹ thuật có thể giúp đánh bật dị vật ra khỏi đường thở của trẻ (hình dưới)

     

* Hãy nhớ rằng, hóc dị vật có thể xảy ra nhanh chóng và không có dấu hiệu báo trước, nhưng bằng cách thực hiện các bước đơn giản để ngăn ngừa và ứng phó với các sự cố hóc nghẹn, chúng ta có thể giúp giữ an toàn cho con mình 🥰🥰🥰

6. Dịch vụ khám và điều trị tại Phòng khám Nhi Kids Doctor:

Khi tới Phòng khám Nhi Kids Doctor, bệnh nhi sẽ được các bác sĩ chuyên khoa có nhiều kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và xử trí các tình huống cấp cứu.

Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể gặp tình huống HÓC DỊ VẬT một lần. Khi đã sử dụng cách sơ cấp cứu trẻ hóc dị vật tại nhà không thành công, hoặc trẻ có các biểu hiện bất thường nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để có thể xử trí kịp thời, tránh dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại Phòng khám Nhi Kids Doctor, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website hoặc hotline để được phục vụ.

(Nguồn: Internet )

P/s: dụng cụ sơ cấp cứu hóc dị vật đơn giản (video)